Trẻ em thay răng sửa lúc mấy tuổi?
Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi là thắc mắc chung của các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi thay răng sữa. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây của Phúc Hạnh Nguyên nhé!
Trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa
Trẻ em đến một độ tuổi nhất định nào đó thì quá trình thay răng sữa ở tẻ sẽ bắt đầu. Những chiếc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên. Những chiếc răng vĩnh viễn này sẽ khỏe mạnh vững chắc hơn và sẽ theo trẻ suốt quãng thời gian sau đó. Vậy vấn đề được các mẹ quan tâm ở đây là trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa.
Thời gian mọc răng sữa ở trẻ
Bộ răng sữa có các chức năng: ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ chỗ (giữ khoảng trên cung hàm cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế răng sữa) kích thích sự phát triển của xương hàm nhờ hoạt động ăn nhai.
Quá trình mọc răng sữa ở trẻ thường theo thứ tự sau:
- Răng cửa giữa: 6-8 tháng tuổi
- Răng cửa bên: 9-12 tháng tuổi
- Răng hàm sữa thứ nhất:12-15 tháng tuổi
- Răng nanh sữa: 18-21 tháng tuổi
- Răng hàm sữa thứ hai: 24-30 tháng tuổi
Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi?
Độ tuổi thay răng trung bình của các bé diễn ra từ 6 -12 tuổi. Cũng có những trường hợp trẻ thay răng sớm hoặc muộn hơn bình thường một vài năm. Tuy nhiên, chiếc răng sữa cuối cùng luôn cần được rụng trong khoảng 12 đến 13 tuổi.
Vậy trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa? Thông thường, độ tuổi thay răng sữa ở trẻ sẽ theo từng giai đoạn như sau:
– Khi trẻ từ 5 – 7 tuổi sẽ bắt đầu thay các răng cửa giữa. Đây cũng là thời điểm trẻ mọc thêm răng cối lớn thứ nhất sau răng hàm sữa thứ 2.
– Khi trẻ từ 7 – 8 tuổi sẽ thay các răng cửa bên sữa
– Khi trẻ từ 9 – 10 tuổi sẽ thay các răng hàm sữa thứ nhất
– Khi trẻ từ 10 – 11 tuổi thay các răng nanh sữa
– Khi trẻ từ 11 – 12 tuổi thay các răng hàm sữa thứ hai
Hàm răng của trẻ được xem là phát triển bình thường khi các răng vĩnh viễn mọc theo thứ tự tương tự như răng sữa mọc trước đó. Tức là chiếc răng sữa nào mọc trước sẽ được thay trước, răng nào mọc sau sẽ được thay sau.
Tuy nhiên sự mọc răng và thay răng ở trẻ có thể sớm hơn hoặc chậm hơn so với thời gian trung bình trên từ 6 đến12 tháng đều không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ.
Răng sữa sau một thời gian lung lay sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng trưởng thành thay thế. Thứ tự thay răng thường sẽ tương tự như lúc bé mọc răng, chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 12 hay 13 tuổi.
Một số lưu ý mẹ cần biết khi bé trong độ tuổi thay răng sữa
- Luôn theo dõi sát quá trình thay răng sữa của bé.
- Ở độ tuổi thay răng sữa các mẹ nên thường xuyên giám sát những lúc con đánh răng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để vệ sinh cho răng, mỗi lần đánh răng nên kéo dài từ 2 – 3 phút.
- Nên lựa chọn những loại kem đánh răng phù hợp, có vị ngọt và hương thơm một chút.
- Đối với bàn chải đánh răng, bàn chải điện thì nên chọn những loại có lông chải mềm và kích thước phù hợp với răng cũng như khoang miệng của bé.
- Bên cạnh đó, nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng sau mỗi bữa ăn để duy trì sức khỏe răng miệng.
- Các mẹ có thể lựa chọn bàn chải điện cho bé giúp việc vệ sinh răng cho bé dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Vì bàn chải đánh răng điện là tự động, tốc độ nhanh nên việc sử dụng cực kỳ dễ dàng, nhẹ nhàng và nhanh chóng.
- Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn ngọt, cứng trong giai đoạn thay răng
- Trẻ mọc răng sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu. Lúc này, mẹ nên cho bé ăn các món mềm, dễ tiêu như cháo, súp.
- Dạy trẻ cách chăm sóc, vệ sinh những chiếc răng mới mọc
- Những trường hợp răng sữa không tự rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để nhổ răng chủ động.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Danh mục: Tin tức