Loét miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
Loét miệng hay còn gọi là lở miệng. Đây là triệu chứng thường gặp ở khoang miệng và ở mọi lứa tuổi. Tình trạng lở, loét này còn được gọi là nhiệt miệng, nó gây ra cảm giác đau, khó chịu và khiến cho bệnh nhân khó khăn khi nói chuyện và ăn uống hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra loét miệng
Có nguyên nhân gây ra viêm loét niêm mạc miệng:
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Dị ứng với thực phẩm như cà phê, sô cô la, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi
- Stress
- Virus và vi khuẩn
- Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt)
- Tổn thương miệng
- Dinh dưỡng kém
Ngoài ra còn có các yếu tố khác gây viêm loét miệng như: ảnh hưởng của nội tiết tố; do yếu tố di truyền; do dị ứng thức ăn, thuốc chữa bệnh; do thiếu các loại vitamin: C, PP, B6, B12; thiếu sắt; do bệnh tự miễn…
Dấu hiệu nhận biết bênh loét miệng
Triệu chứng thường gặp của bệnh loét miệng là xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc vết sưng phát triển thành vết lở, loét. Chúng thường ở những vị trí như:
- Mặt trong của má và môi
- Lưỡi
- Mặt trên của miệng
- Đáy nướu
- Khu vực trung tâm vết loét có màu trắng hoặc màu vàng
- Kích thước vết lở nhỏ (thường dưới 1cm)
- Vết loét miệng có màu xám khi bắt đầu lành
Trong trường hợp lở loét nặng, bạn có thể các biểu hiện như sau:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Sưng bạch huyết.
Cách phòng ngừa
Vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.
Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.
Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý hằng ngày.
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh loét miệng, nhiệt miệng. Nếu phát hiện triệu chứng của nhiệt miệng thì bạn nên mua thuốc bôi để nhanh lành vết loét và nên bổ sung thêm các loại vitamin B12, PP, vitamin C,…
Xem thêm: 8 bệnh về răng miệng thường gặp hiện nay.
Danh mục: Tin tức