phuc-hanh-nguyen-logo
0

Giỏ hàng

  • Trang chủ
  • THIẾT BỊ NHA KHOA
    • Ghế nha khoa
    • Máy nén khí nha khoa
    • Máy lấy cao răng
    • Đèn trám răng
    • Tủ tiệt trùng tia cực tím
    • Camera nha khoa
    • THIẾT BỊ KHÁC
  • VẬT TƯ NHA KHOA
    • VẬT TƯ LABO
    • VẬT TƯ PHÒNG KHÁM
  • LINH KIỆN
    • LINH KIỆN GHẾ NHA KHOA
    • LINH KIỆN MÁY NÉN
    • LINH KIỆN KHÁC
  • Tin tức
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Phúc Hạnh Nguyên > Tin tức > 8 bệnh về răng miệng thường gặp hiện nay

8 bệnh về răng miệng thường gặp hiện nay

Thứ Năm, 20-05-2021 - 10:40 sáng

Khi bị mắc các bệnh về răng miệng bạn sẽ gặp khó khăn hoặc thiếu tự tin khi giao tiếp. Thậm chí nó còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn. Để ngăn ngừa các bệnh về răng miệng thì bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng với nước muối hàng ngày và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.

Kỹ thuật viên nha khoa cũng sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn

Dưới đây là các vấn đề về răng miệng bạn cần lưu ý để phòng tránh:

Các bệnh về răng miệng

1. Sâu răng

Là tổn thương do mất tổ chức cứng của răng, khi ăn thức ăn bám vào khiến vi khuẩn sinh sôi gây tình trạng sâu răng. Răng sữa hay răng đã thay đều có bị sâu răng nếu không vệ sinh đúng cách. Sâu răng dễ nhận biết qua sự thay đổi màu sắc, lỗ hổng trên răng. Sâu răng nhẹ không gây đau, sâu răng nặng hơn gây ê buốt hay đau thoáng qua, sâu răng nặng gây viêm tủy răng đau dữ dội. Dự phòng bằng cách chải răng kỹ càng, dùng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng. Nguyên tắc điều trị: chú ý điều trị dự phòng cho trẻ em, điều trị càng sớm càng tốt tránh để biến chứng viêm tủy răng.

Tìm hiểu về bệnh sâu răng

2. Viêm nướu

Là dạng nhẹ của bệnh nha chu (viêm nha chu), cao răng và mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, sưng nề, mẩn đỏ, chảy máu, hơi thở hôi, co nướu, thay đổi màu sắc…

Nguyên nhân: vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, bệnh đái tháo đường, giảm miễn dịch, phản ứng với thuốc, thay đổi nội tiết tố (phụ nữ mang thai, trẻ em tuổi dậy thì, thuốc tránh thai…), khô miệng, làm răng giả sai quy cách. Vệ sinh đúng cách (chải răng, chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng) và cạo vôi răng định kỳ sẽ ngăn ngừa hiệu quả viêm nướu.

Tìm hiểu về bệnh viêm nướu răng

3. Loét miệng

Mặc dù chứng loét miệng khiến bạn cảm thấy phiền toái và khó chịu nhưng tình trạng này thông thường sẽ tự biến mất, trừ trường hợp kéo dài hơn 2 tuần.

Chứng loét miệng có thể gồm 3 trường hợp dưới đây:

  • Loét miệng phổ biến là lở miệng xảy ra bên trong miệng nhưng không có ở trên môi. Chứng loét miệng không truyền nhiễm và có thể được kích hoạt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Loét miệng xuất hiện ở rìa môi ngoài xảy ra khi virus herpes simplex gây ra tình trạng lở môi. Chúng dễ lây lan, dễ biến mất nhưng không chữa khỏi hoàn toàn được.
  • Loét miệng do bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candia, nhiễm trùng nấm men thường thấy ở trẻ sơ sinh, người đeo răng giả, người mắc bệnh tiểu đường và đang điều trị ung thư.

Tìm hiểu về bệnh loét miệng.

4. Ung thư miệng

Ung thư miệng là một căn bệnh nghiêm trọng và gây tử vong, ảnh hưởng đến hàng triệu người. Tổ chức Ung thư miệng (The Oral Cancer Foundation) ở Hoa Kỳ ước tính cứ mỗi vài giờ lại có người chết vì ung thư miệng, nhưng bệnh có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu. Đây là căn bệnh phổ biến ở những người trên 40 tuổi.

Các yếu tố làm bạn tăng nguy cơ bị ung thư miệng là sử dụng thuốc lá, thói quen uống rượu bia, hoặc mắc bệnh HPV (bệnh lây qua đường tình dục). Các triệu chứng của ung thư cổ họng hoặc ung thư miệng bao gồm lở loét, sưng tấy hoặc cảm thấy thô ráp khu vực quanh miệng. Bạn cũng cảm thấy có sự thay đổi khi nhai thức ăn hoặc khó di chuyển lưỡi và quai hàm của mình.

5. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng có nhiều dạng, có thể đau dữ dội, đau thoáng qua, hay không đau nhưng tiến triển âm ỉ và chỉ biểu hiện khi viêm cấp hay thấy sưng tấy vùng chân răng. Nguyên tắc điều trị quan trọng nhất là làm sạch hết chiều dài ống tủy, hàn kín ống tủy, việc này đòi hỏi trang thiết bị đầy đủ, chụp Xquang kiểm tra kỹ càng. Có thể điều trị xong trong một lần hay nhiều lần.

6. Bệnh viêm nha chu

Viêm nướu, cao răng tích tụ lâu ngày không được kiểm soát sẽ dẫn đến viêm nha chu: xuất hiện những túi lợi sâu, tích tụ vi khuẩn, mảng bám, gây tiêu xương quanh răng, co tụt nướu, răng lung lay và là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Người cao tuổi ở Việt Nam có tỷ lệ mất răng cao, chủ yếu do bệnh nha chu không được điều trị đầy đủ. Bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nên khi có dấu hiệu nên đi khám bác sĩ sớm.

7. Biến chứng do răng khôn

Là răng mọc muộn nhất (17 – 21 tuổi) và thường không đủ chỗ trên cung hàm nên hay bị mọc lệch, ngầm, lợi trùm gây nhiều biến chứng: viêm quanh thân răng, dắt thức ăn gây sâu răng số 7, tiêu xương, đẩy nhóm răng phía trước xô lệch… Nên khám phát hiện răng khôn sớm và nhổ răng khôn trước khi gây biến chứng, nhổ răng khôn thường an toàn và nhẹ nhàng. Đặc biệt phụ nữ mang thai sức đề kháng giảm có răng khôn lợi trùm rất dễ bị sưng đau, xử lý khó khăn do hạn chế dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật.

8. Hơi thở có mùi

Chứng hôi miệng hay hơi thở có mùi thường gây trở ngại lớn cho bạn trong quá trình giao tiếp và có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ. Theo trang Verywellhealth, khoảng 85% những người bị hôi miệng mắc các bệnh về răng miệng như nướu răng, sâu răng, ung thư miệng, khô miệng và có mảng bám trên lưỡi.

Thói quen sử dụng nước súc miệng chỉ giúp bạn giảm mùi hôi phần nào chứ không giúp chữa khỏi hẳn bệnh. Nếu bạn gặp tình trạng hôi miệng mãn tính thì nên đến nha sĩ để tìm ra đúng nguyên nhân gây hôi miệng và chữa trị tận gốc.

Cách phòng tránh các bệnh về răng miệng

Khi nhận biết được nguyên nhân, sự nguy hiểm mà các bệnh răng miệng gây ra. Bạn cần có phải có biện pháp phòng tránh các bệnh về răng miệng và đến gặp bác sĩ nha khoa định kỳ để khám răng miệng. Ngoài ra, bạn có thể tự mình phòng tránh các bệnh về răng miệng bằng các phương pháp sau:

  • Súc miệng nước muối ngay sau khi ăn
  • Không hút thuốc
  • Không ăn hoặc ăn ít đồ ngọt
  • Hạn chế ăn đêm
  • Đến phòng khám nha định kỳ 6 tháng/lần
  • Đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày

Xem thêm: Các loại bàn chải đánh răng điện giúp răng bạn sạch hơn.

Trên đây là các bệnh thường gặp về răng miệng và các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn ý thức được sự nguy hiểm của các bệnh răng miệng này và chủ động phòng tránh. Chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh và có sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Danh mục: Tin tức

Bài viết liên quan

Tay khoan nha khoa westcode x1lg

Các loại tay khoan nha khoa có đèn LED tốt nhất

Tay khoan nha khoa có đèn LED giúp nha sĩ dễ dàng quan sát các...

Máy điều trị nội nha C-SMART I PRO

Máy định vị chóp Coxo nào tốt nhất cho phòng khám nha?

Máy định vị chóp là thiết bị giúp giảm số lượng phim X quang cần...

Định vị chóp Minipex

Hướng dẫn cách sử dụng máy định vị chóp

Máy định vị chóp điện tử giúp giảm số lượng phim X quang cần chụp và...

Tin tức mới nhất

Tay khoan nha khoa westcode x1lg
Các loại tay khoan nha khoa có đèn LED tốt nhất

26/07/2021

Máy điều trị nội nha C-SMART I PRO
Máy định vị chóp Coxo nào tốt nhất cho phòng khám nha?

25/07/2021

Định vị chóp Minipex
Hướng dẫn cách sử dụng máy định vị chóp

22/07/2021

Tay khoan nha khoa westcode x1lg
Nên mua tay khoan nha khoa ở đâu?

22/07/2021

Máy chup X Quang cầm tay Hainou
Nên mua máy chụp X Quang nha khoa ở đâu?

21/07/2021

Địa chỉ cung cấp thiết bị nha khoa cho phòng khám uy tín
Top 5 công ty bán thiết bị nha khoa Uy tín nhất

21/07/2021

Liên hệ

  • Phone: 0917.798.731
  • Hotline: 0961.412.626
  • Email: thietbirang@gmail.com
  • Mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần

Giới thiệu

  • Phúc Hạnh Nguyên – Chuyên cung cấp thiết bị nha khoa, Vật tư nha khoa Chính Hãng, Chất Lượng.
  •        ___Sitemap___

Chính sách

Bảo mật
Bảo hành
Mua hàng
Vận chuyển
Thanh Toán

Facebook

Thiết Bị Răng PHN

 

 
  • Giới thiệu
  • My account
  • Checkout
  • Cart
  • Sản phẩm
  • Gọi Lại
  • 0961412626
  • Facebook
  • zaloZalo

Yêu cầu gọi lại