Tác dụng của niềng răng, các loại khí cụ niềng răng
Niềng răng là một giải pháp được sử dụng phổ biến hiện nay để chỉnh sửa những chiếc răng mọc lệch lạc, hô móm và khấp khểnh, phù hợp với cả trẻ em và người lớn.
Niềng răng là gì?
Niềng răng chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong nha khoa; giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.
Thông thường, quá trình niềng răng của một người có thể kéo dài trong 1-3 năm, thậm chí là lâu hơn, tùy theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn.
Niềng răng có tác dụng gì?
Niềng răng hay chỉnh nha là một nhánh của nha khoa chuyên điều trị tình trạng sai khớp cắn, sử dụng các khí cụ nha khoa để sắp xếp lại các răng mọc lệch lạc, hô móm,… để mang lại vẻ đẹp thẫm mỹ cũng như cải thiện chức năng răng miệng.
Nha sĩ niềng răng có thể thực hiện nhiều liệu trình điều trị nhằm vào các mục tiêu sau:
- Thu hẹp khe hỡ giữa răng
- Chỉnh cho thân răng thẳng đều
- Làm thẳng răng mọc lệch
- Cải thiện chức năng nhai và nói
- Tăng tuổi thọ và sức khỏe của răng và lợi
- Ngăn ngừa sự mài mòn hoặc chấn thương răng
- Chữa việc nhai cắn không chuẩn
Việc điều trị giúp cải thiện thẩm mỹ của răng, giúp chức năng nhai nói tốt hơn và bảo vệ răng khỏi tổn thương lâu dài.
Để đạt những mục tiêu trên, nha sĩ niềng răng sử dụng nhiều khí cụ nha khoa khác nhau tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân.
Các loại khí cụ niềng răng
Khí cụ niềng răng có thể là loại gắn cố định hoặc tháo lắp.
Chỉnh nha bằng khí cụ niềng răng cố định
Là phương pháp chỉnh hình răng được sử dụng nhiều nhất. Được sử dụng khi yêu cầu niềng với độ chính xác cao.
Người sử dụng niềng răng cố định có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên cần tránh một số loại thực phẩm như nước uống có ga, kẹo cứng, kẹo cao su và các loại đồ ăn dính khác.
Những người tham gia các môn thể thao va chạm mạnh cần báo với nha sĩ, vì cần dụng cụ đặc biệt để bảo vệ môi và lợi.
Ví dụ về dụng cụ niềng răng cố định:
- Mắc cài niềng răng (Braces)
Mắc cài niềng răng kim loại và mắc cài sứ
Khí cụ này bao gồm các mắc cài, dây cung chỉnh nha, hook và thun. Mắc cài được đính lên răng bằng một chất keo đặc biệt.
Dây cung được luồn qua các mắc cài và được cố định bằng thun. Khi dây cung được siết chặt, tạo áp lực lên răng. Qua thời gian sẽ đưa răng về đúng vị trí.
Mắc cài sử dụng thun có yếu điểm do thun không có sự đàn hồi và không chắc chắn, dễ bung tuột, do đó mắc cài tự buột được thiết kế thay thun bằng chốt tự động để cố định dây cung trong mắc cài.
Mắc cài niềng răng tự buộc mang lại hiệu quả cao hơn và rút ngắn thời gian điều trị so với mắc cài cổ điển
Trong một số trường hợp, người dùng có thể lựa chọn hình thức niềng răng mặt trong để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bộ mắc cài được dán vào mặt sau răng, do vậy người đối diện sẽ khó phát hiện ra bạn đang niềng răng. Tuy nhiên niềng răng mặt trong có khuyết điểm là gây khó khăn khi bác sĩ đeo niềng và thăm khám; trong thời gian đầu bạn sẽ thấy vướng víu khó chịu do lưỡi hay va chạm với mặt trong răng, ngoài ra cũng khó khăn trong việc vệ sinh răng và bộ mắc cài.
Niềng răng mắc cài mặt trong mang tính thẩm mỹ cao
Phương pháp niềng răng mắc cài yêu cầu người niềng răng thăm khám hàng tháng để điều chỉnh và siết chặt dây cung. Liệu trình có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Mắc cài niềng răng có thể làm từ kim loại hoặc sứ trong suốt
Trong một số trường hợp như răng hô, xương hàm quá cứng, răng bị lệch hàm, thời gian điều trị sẽ lâu hơn bình thường. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm minivis hỗ trợ để tăng tốc độ xoay chuyển của răng.
Minivis hỗ trợ tăng tốc độ điều trị cho những trường hợp đặc biệt
Minivis có thiết kế nhỏ gọn với đường kính 3mm, dài 13-16mm, hình dáng như đinh vít, được làm từ titanium. Dùng để gắn vào những vị trí mất răng của xương hàm
- Khung giữ khoảng cách (Fixed-space maintainers)
Khi trẻ mất răng sữa, khung giữ khoảng cách sẽ ngăn hai răng ở bên cạnh không nghiêng về khoảng trống cho đến khi mọc răng trưởng thành. Răng cạnh khoảng trống được cài một vòng chốt, dây kim loại nối từ chốt sẽ cố định khe hở với răng còn lại.
Khung giữ khoảng cách có loại cố định và loại tháo lắp.
Khung giữ khoảng trống giúp răng trẻ không mọc xiên vẹo, xô lấn nhau
Khí cụ niềng răng tháo lắp
Đây là những khí cụ sử dụng để điều trị các tình trạng nhẹ, như ngăn trẻ ngậm ngón tay hoặc chỉnh sửa các răng mọc lệch nhẹ.
Các thiết bị này chỉ nên tháo ra khi vệ sinh răng, ăn uống, hoặc dùng chỉ nha khoa. Đôi khi nha sĩ niềng răng có thể khuyên bệnh nhân tháo niềng khi tham gia một số hoạt động đặc biệt, như chơi nhạc cụ khí hoặc chạy xe đạp.
Một số ví dụ về niềng răng tháo lắp:
- Khay niềng trong suốt (Aligners)
Hay còn gọi là Invisalign. Đây là một lựa chọn thay thế cho niềng răng mắc cài, tiện lợi cho người trưng thành. Người đeo khay niềng Aligners sẽ khó nhận thấy sự khác biệt, khay niềng có thể kháo rời để đánh răng, dùng chỉ nha khoa và ăn uống. Một khay niềng Aligner được sử dụng trong 2 đến 3 tuần, sau đó đổi bằng một khay chặt hơn.
Khay niềng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng tân tiến, đảm bảo hiệu quả và tính thẩm mỹ
- Mũ chỉnh nha (Headgear)
Phần chụp bao quanh phần sau đầu được kết nối với dây niềng ở trước, hoặc vòm hàm. Mục đích nhằm làm chậm sự phát triển của hàm trên, giữ các răng trong ở đúng vị trí và kéo các răng trước lại.
- Lip and cheek bumpers (Đệm môi và má)
Đây là những khí cụ dùng để giảm áp lực của má và môi lên răng.
- Khí cụ chỉnh nha nới rộng hàm (Palatal expander)
Khí cụ này được thiết kế để mở rộng vòm hàm trên.
Khí cụ nới rộng hàm áp dụng cho những người có khoang miệng hẹp
- Khí cụ cố định răng (Retainers)
Khí cụ này được dùng sau khi điều trị để ngăn răng trở về vị trí cũ. Có thể dùng để ngăn trẻ ngậm ngón tay.
Các loại khí cụ cố định răng:
+ Khung giữ Hawley được làm từ dây kim loại và tấm acrylic. Tấm acrylic đặt trên vòm miệng và dây cung chỉnh nha bọc quanh răng trước
Khung giữ Hawley giúp giữ răng không quay về vị trí cũ
+ Loại thứ hai được làm từ nhựa trong. Bọc quanh răng và giống như khay cài trong suốt invisalign.
Khay cố định răng trong suốt tiện lợi và thẫm mỹ
+ Khí cụ cố định vĩnh viễn được dán hoặc kết nối ở mặt sau răng. Thường được áp dụng cho răng cửa vì các răng này có nguy cơ cao trở về vị trí cũ.
Khí cụ cố định vĩnh viễn không gây khó chịu hay mất thẫm mĩ, không cần phải tháo gỡ
Khí cụ điều chỉnh khớp cắn (Jaw repositioning appliances): được dùng cho trường hợp lệch khớp thái dương hàm (sai khớp cắn hạng II), tình trạng này thường gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng cơ khi cử động hàm.
Khí cụ điều chỉnh khớp cắn forsus giúp đưa hàm trên về sau và đưa hàm dưới ra trước
Bất kể bạn sử dụng khí cụ hoặc liệu trình nào, điều quan trọng là theo đúng chỉ định của bác sĩ và chăm sóc răng miệng kỹ để đảm bảo kết quả tốt nhất.
Những ai nên đến khám niềng răng?
Nếu răng và hàm không phát triển bình thường có thể dẫn đến trình trạng sai khớp cắn. Răng sẽ bị xiên vẹo, không đều, các răng hàm trên và dưới không thẳng hàng.
Sai khớp cắn không phải là bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến khẩu hình, hình dáng khuôn mặt, thẩm mỹ của răng, dể dẫn đến tự ti, xấu hổ và có thể trầm cảm.
Nguyên nhân bao gồm tổn thương răng hoặc xương mặt, thói quen ngậm ngón tay và vài nguyên nhân khác.
Sai khớp cắn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng việc ăn, nói hoặc giữ vệ sinh răng.
Niềng răng có thể giúp điều trị hoặc cải thiện các vấn đề sau:
Răng cửa hô (Protruding front teeth): Điều trị có thể cải thiện thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi tổn thương trong các hoạt động thể thao hay té ngã.
Răng chen chúc (Crowding): Đối với hàm nhỏ, không đủ không gian cho răng mọc. Nha sĩ có thể nhổ một răng hoặc hơn để tạo không gian cho các răng khác.
Răng mọc lệch (Impacted teeth): Xảy ra khi răng trưởng thành không trồi qua khỏi lợi hoặc xương, hoặc chỉ trồi một phần.
Răng không đối xứng (Asymmetrical teeth): Răng hàm trên và dưới không thẳng hàng
Khớp cắn sâu, hoặc cắn quá (Deep bite, or overbite): Khi khép hàm lại, hàm trên che qua hàm dưới.
Khớp cắn ngược (Reverse bite): Khi khép hàm lại, răng hàm trên nằm bên trong hàm dưới.
Khớp cắn hở (Open bite): khi khép hàm lại, có khoảng trống giữa hàm trên và hàm dưới.
Khớp ngược, móm (Underbite): Răng hàm trên hướng vào trong hoặc răng hàm dưới hướng ra ngoài.
Khớp cắn chéo (Crossbite): Nhóm răng bị xô lệch, nằm trong, nằm ngoài theo từng đoạn.
Răng thưa (Spacing): Có khoảng trống giữa răng, vì mất răng hoặc răng không che kín hàm. Đây là trường hợp ngược với răng chen chúc.
Nha sĩ có thể giúp cải thiện các tình trạng trên bằng các phương pháp như mài, niềng răng hoặc nắn chỉnh khớp hàm.
Danh mục: Tin tức